Vải canvas, vải bố là gì? Lưu ý khi lựa chọn sử dụng vải canvas

Trong thế giới thời trang, may mặc hay rộng hơn là đời sống hàng ngày, vải canvas là một chất liệu vải quen thuộc. Chất liệu vải canvas quen thuộc đến nỗi đây là chất liệu được ứng dụng để tạo nên nhiều vật dụng hàng ngày. Trong bài viết này, Thanh Cường sẽ cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về chất liệu vải thú vị này.

Khái quát về vải canvas (vải bố)

Vải canvas là gì?

Vải canvas hay còn được biết đến là vải bố là loại vải dày và chắc chắn. Sở dĩ có đặc điểm như vậy là do vải canvas cơ bản được dệt bởi sợi từ cây gai dầu. Nên chất liệu này thường có bề mặt phẳng và thô, thường được dệt theo các kiểu vân điểm, vân chéo hoặc vân đoạn để tăng cường độ bền hoặc tạo hoa văn vải như ý. Với sự bền bỉ và khả năng chịu lực tốt, vải canvas được sử dụng rộng dãi trong nhiều ứng dụng khác nhau.

Bông cotton thô chưa sơ chế
Bông cotton thô chưa sơ chế

Nguồn gốc

Trong tiếng Ả Rập, vải canvas có tên là “Cannabis” hay ở tiếng Việt gọi là cây thuộc chi gai dầu. Ở giai đoạn đầu, cây gai dầu là nguồn nguyên liệu chính để dệt nên những tấm vải canvas. Trong khi đó “Canvas” là tên trong tiếng La Tinh, một loại ngôn ngữ phổ biến hơn nên từ đó là cái tên được sử dụng rộng rãi hơn.

Theo lịch sử ghi lại, khoảng hơn 3000 năm TCN cây gai dầu đã được người Trung Quốc tìm ra công dụng để chế tạo trong đó có việc tạo dây thừng và dệt vải. Tiếp sau đó hơn 1500 năm TCN, vải từ cây gai dầu đã được người Ấn Độ cải tiến bằng cách pha thêm sợi bông, đó là vải canvas cơ bản của ngày nay.

Đến khoảng giữa thế kỉ VII – VIII, người Saracens và người Moors từ Bắc Phi đến với Châu Âu đã mang nguyên liệu bông kết hợp vào quá trình dệt vải tạo nên những cánh buồm chắc chắn tại Barcelona và Venice.

Cho tới thế kỉ XX, vải canvas bắt đầu được ứng dụng trong việc sản xuất các loại băng truyền và các chi tiết nối của bánh xe nước.

Từ đó đến nay, chất liệu này đã được cải tiến với nhiều hình thức, chất lượng tiến bộ hơn. Các loại bông đã dần được thay thế bởi các sợi tổng hợp để tăng thêm độ bền chắc của vải.

Dệt vải canvas

Các phương pháp dệt vải canvas

Để dệt được những tấm vải canvas thành phẩm ưng ý, có rất nhiều phương pháp. Sau quá trình phát triển, cải tiến công nghệ kĩ thuật, đến nay chúng có những phương pháp dệt vải cơ bản sau:

  • Dệt kim.
  • Dệt thoi: Dệt kiếm, dệt nước, dệt khí.

Các kiểu dệt

Bên cạnh các phương pháp dệt tân tiến, vải canvas cũng có nhiều kiểu dệt khác nhau như: Dệt ngang, dệt chéo. Đây là những kiểu dệt cơ bản trong ngành dệt vải đã có từ lâu đời, được ông cha ta sử dụng rất phổ biến.

Máy dệt kiếm vải canvas

Các loại vải canvas

Dấu hiệu nhận biết

Thô và cứng – Đó là 2 cảm giác rõ nét nhất khi bạn chạm vào vải canvas thô, cơ bản. Do đặc tính được dệt từ các sợi gai dầu nhất là đối với các bề mặt vải chưa qua sơ chế. Đơn giản hơn, khi nhìn bằng mắt thường bạn cũng dễ dàng nhận biết được đâu là vải canvas, thông qua cấu trúc sợi dệt, kiểu dệt vải.

Ngoài ra có một cách nhận biết vô cùng đơn giản khác đó là dùng lửa đốt. Các loại vải canvas thuần cotton khi đốt sợi sẽ cháy rụi ra tàn tro. Không vón cục và không có mùi quá két. Ngược lại, các loại vải canvas pha, sợi tổng hợp khi đốt sẽ vón cục và có mùi khét của nhựa cháy.

Theo tên gọi thành phần

Vải canvas cotton là loại vải canvas phổ biến nhất hiện nay. Canvas cotton được pha giữa các sợi bông gai dầu và bông cotton. Điều này làm cho chất liệu trở nên mềm, mượt và nhẹ hơn so với canvas hemp.

Vải canvas muslin mềm dành cho những người sử dụng yêu thích các loại vải nhẹ nhàng, mềm mại. Chất liệu dệt từ sợi muslin gai dầu và bông cotton có độ thấm hút tốt, êm mềm là chất liệu lý tưởng để sản xuất các loại quần áo chất lượng cao, các mặt hàng thời trang như túi xách, mũ, quà tặng, tranh, gối,….

Vải canvas hemp là loại vải canvas được dệt chủ yếu từ sợi cây gai dầu. Màu vải tự nhiên là màu nâu xi măng của bông cây gai dầu. Vải hemp có tính bền bỉ cao, chịu lực hàng đầu trong nhóm canvas và có khả năng chống thấm nước, chống nấm mốc và chịu nhiệt tốt so với vải dệt từ sợi cotton nguyên bản.

Vải canvas sợi tổng hợp, vải pha (PVC – Polyvinyl Chloride) là loại vải dệt pha kết hợp giữa sợi bông cotton, bông gai dầu và sợi polyester, nylon tổng hợp. Với một số tỉ lệ cơ bản 65 % poly + 35% cotton,35 % poly + 65% cotton,… Có thể cho ra những chất liệu vải bền bỉ nhất như vải bạt hoặc vải mềm mịn để may trang phục, quần áo hàng ngày.

Theo định lượng

Dựa theo cấu trúc sợi, cấu trúc vải dệt khác nhau, vải canvas sẽ có nhiều định lượng khác nhau. Từ đó chúng ta có thể phân loại vải canvas theo một số định lượng phổ biến như sau:

  • 4oz, 6oz, 8oz, 12oz, 18oz (Vải thuần cotton).
  • 12oz,13oz,14oz (Vải pha poly, cotton).
  • 14oz-16oz (Vải thuần poly).

Lưu ý: Trên đây là một số định lượng phổ biến, việc kết hợp giữa các chất liệu, thiết kế sợi, xe sợi, phương thức dệt có thể tạo ra nhiều định lượng vải khác nhau.

Vải canvas có nhiều màu sắc
Vải canvas có nhiều màu sắc

Ưu điểm

  • Tính bền cao: Một trong những ưu điểm đặc trưng và nổi trội của loại vải này, đây là lựa chọn lý tưởng của bạn khi tìm kiếm một loại vải ưu tiên về độ bền.
  • Tính chống thấm nước: Không phải ngẫu nhiên vải canvas được lựa chọn làm vải buồm, bạt trên thuyền bè. Bên cạnh tính bền, chất liệu này có tính chống thấm nước từ các sợi bố tự nhiên. Hơn nữa khi áp dụng thêm các công nghệ chống nước, tính chất này càng được nâng cao hơn.
  • Có thể nhuộm màu và giữ màu: Vải canvas với màu mộc là màu tự nhiên có thể nhuộm với bất kỳ màu sắc nào theo ý muốn. Cùng với đó chất liệu này có khả năng giữ màu sắc rất tốt trong những môi trường khắc nhiệt, tùy theo phương pháp nhuộm.
  • An toàn, dễ dàng vệ sinh: Các loại vải canvas 100% cotton, thuần đay cực kì lành tính, an toàn với con người, dễ phân hủy nên rất thân thiện với môi trường. Việc vệ sinh các đồ dùng từ vải canvas cũng rất dễ dàng, nhanh khô, chống nấm mốc.

Hạn chế

  • Đối với những loại vải canvas dày dặn, sau khi giặt, vệ sinh sẽ lâu khô hơn so với những loại vải mỏng hơn.
  • Nhìn chung vải canvas là một loại vải bền chắc chắn, dày dặn, tuy nhiên một số loại vải canvas lại có tính chịu lực kém hơn, dễ bị rách khi tiếp xúc với cạnh sắc, nhọn.
  • Những loại vải canvas chứa nhiều thành phần sợi thấm hút tốt nên tuổi thọ cũng sẽ ngắn hơn với các loại vải khác.

Ứng dụng trong cuộc sống

Với những đặc tính của mình, chất liệu canvas góp mặt không ít trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Hãy cùng xem những ứng dụng phổ biến nhất của vải canvas sau đây nhé.

Ngành thời trang may mặc

Xu hướng thời trang bền vững cùng nỗ lực bảo vệ môi trường của con người đang dần đưa chất liệu vải canvas được sử dụng nhiều hơn trong ngành thời trang. Sự sáng tạo, tinh tế của các nhà thiết kế đã đưa chất liệu vải tưởng như thô sơ, khó kết hợp lên tầm cao mới, với nhiều sản phẩm may mặc, trang phục thời trang, dẫn dầu xu hướng.

  • May quần áo.
  • May balo, túi xách, túi tote, túi thời trang.
  • Sản xuất giày vải.

Trang trí thẩm mỹ, Đồ gia dụng

Không chỉ ứng dụng cho ngành thời trang may mặc, vải canvas cũng vô cùng tuyệt vời khi trở thành chất liệu chính để làm ra các sản phẩm trang trí, đồ gia dụng trong nhà. Tính chống mài mòn tốt, giữ màu bền, dễ vệ sinh, dễ trang trí biến vải canvas là chất liệu hàng đầu.

  • Khăn trải bàn.
  • Rèm cửa, mành cửa.
  • Tranh vẽ, in.
  • Vỏ gối ốm, gối tựa, vỏ sofa, ghế xếp.
  • Ốp lưng điện thoại.
  • Mái, bạt che nắng, mưa.

Công nghiệp, sản xuất

Vẫn là chất liệu được dùng từ hàng ngàn năm trước, vải bố canvas không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất thủ công, gia công. Tận dụng tối đa tính thô, bền, chịu lực tốt của một số loại vải canvas, con người có thể có được những công cụ hữu ích cho sản xuất, hàng hải, kho bãi.

  • Vật liệu mài, giũa, đánh bóng.
  • Băng tải, vải buồm.
  • Bao tải đựng.

Vệ sinh các vật dụng từ vải canvas thế nào?

Vải canvas có bền không? Là một chất liệu vải bền bỉ, thô cứng thì việc giặt giũ hay vệ sinh vải canvas không phải dễ dàng. Để có thể gia tăng tuổi thọ, độ bền, chất lượng của các vật dụng làm từ vải canvas, hãy cùng tham khảo một số cách sau:

  • Các vết bẩn nhẹ, vết bẩn ở bề mặt vải, bạn có thể chà nhẹ qua nước sạch với 1 miếng bọt biển.
  • Với các vết bẩn đậm hơn, chúng ta có thể ngâm nước giặt 5-10 phút tùy theo độ giày của vải, sau đó giặt lại với nước sạch.
  • Đối với các vết bẩn đặc biệt, việc dùng chất tẩy là phương án tối ưu lúc này. Bạn nên chú ý tránh các chất tẩy có chứa nhiều Clo để tránh gây tổn hại đến vải.

Lưu ý:

– Nên được phơi khô tự nhiên, không nên sử dụng máy sấy hay ép khô dẫn đến việc biến dạng, giảm tuổi thọ của vải.

– Khi sử dụng máy giặt, nên dùng chế độ giặt vải canvas (nếu có).